Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập người lớn giai đoạn 2020 – 2030

VP HĐQGGD – Ngày 4/10, Hội thảo Quốc gia “Phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 – 2030” của Tiểu ban giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực được diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn.


Đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo

Hội thảo do Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì phối hợp với Tiểu ban giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn tổ chức.

Phát biểu tuyên bố lý do Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo, Chánh Văn phòng Hội đồng QGGD PTNL nhấn mạnh: Giáo dục thường xuyên là bộ phận quan trọng trong hệ thống GD-ĐT nước ta.

Giáo dục thường xuyên đã đóng góp vào thành công của phong trào xóa nạn mù chữ, phổ cập phổ thông và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

Trong bối cảnh và giai đoạn phát triển mới, giáo dục thường xuyên đang cần sự vận động, chuyển mình để đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, xã hội; khoa học công nghệ, nhất là chúng ta sắp triển khai Luật Giáo dục 2019 vừa mới được Quốc hội thông qua. PGS.TS. Lưu Bích Ngọc cho biết, phát triển giáo dục thường xuyên thành hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập của người lớn giai đoạn 2020 – 2030, là nội dung quan trọng được Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa vào chương trình công tác năm 2019.


GS.TS. Phạm Tất Dong, chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Trưởng tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời chia sẻ: Tính mở của giáo dục thường xuyên có thể hiểu:

Thứ nhất là mở về đối tượng học tập, bao gồm: Thiếu niên, thanh niên không theo học hệ giáo dục ban đầu; người lao động (cán bộ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân…) và người về hưu, già cả… Tức là không có rào cản, không trừ một ai và không làm ai thất bại.

Thứ hai là mở về chương trình, bao gồm: Xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, các chương trình xóa mù kỹ năng lao động và các chương trình nâng cao.

Thứ ba, mở về phương pháp như: Học theo lớp học, khóa học; và tự học hoặc tự học có hướng dẫn.

Thứ tư: Mở về công nghệ học tập, gồm: Học theo phương pháp thầy – trò (có dùng những giáo cụ trực quan hiện đại, thí nghiệm; học qua tivi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh…)

Thứ năm: Mở về địa điểm, chẳng hạn như: Học ở cơ sở giáo dục, học ở nơi làm việc, học ở nhà, học ở thư viện, nhà văn hóa và câu lạc bộ

Thứ sáu, mở về ý tưởng như: Hướng nghiệp, khởi nghiệp, liên kết hợp tác.

Cũng theo GS Phạm Tất Dong, chúng ta cần có một quan niệm chính xác và thống nhất với thế giới về giáo dục thường xuyên. Trong Luật giáo dục hiện nay, giáo dục thường xuyên được coi là hệ thống giáo dục không chính quy dành cho người lớn. Do đã ghi vào Luật nên chúng ta phải chấp hành.

“Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, giáo dục chính quy cũng có tính thường xuyên và bản thân hệ thống giáo dục chính quy đã thể hiện như giai đoạn đầu của cả tiến trình giáo dục suốt đời cho con người” – GS Phạm Tất Dong trao đổi.


PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Báo cáo tại Hội thảo

Tại Hội thảo, GS.TS. Đặng Quốc Bảo đưa ra những nhận định sâu sắc về Phát triển sự nghiệp giáo dục thường xuyên của đất nước trong Bối cảnh mới theo tâm nguyện, huấn đức của bác Hồ. “Người công dân học tập phải là người biết: KHIÊM – CUNG – LỄ – NGHĨA, sau đó mới đến HỌC – HỎI – HIỂU – HÀNH.


TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến

Tại Hội thảo, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu ra các vấn đề về “Thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và định hướng phát triển giáo dục thường xuyên theo hướng mở” với các rào cản trong GDTX theo hướng giáo dục mở, việc hiện thực hóa giáo dục suốt đời và định hướng phát triển GDTX theo hướng mở. Theo ông, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định phát triển GDTX mở là bước đi cần thiết tất yếu nhất là trong bối cảnh hiện nay Bộ Chính trị ra Nghị quyết về CMCN4.0, trong đó yêu cầu “hình thành mạng học tập mở ở Việt Nam”.


Đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo


Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn – Phát biểu tại Hội thảo


Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT


Toàn cảnh Hội thảo

 

 

 

 

 

Văn phòng Hội đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *