Hội nghị dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đến dự.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững
Theo PGS Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Luật Giáo dục là luật gốc (luật khung), là cơ sở để biên soạn những luật từng lĩnh vực.
Những vấn đề về quan điểm, định hướng phát triển giáo dục phải bao quát toàn bộ nền giáo dục, bao gồm các lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, những cơ chế, chính sách cũng phải biên soạn một cách khái quát cho các lĩnh vực giáo dục để những luật từng lĩnh vực cụ thể hóa theo đặc thù của lĩnh vực đó.
Việc lựa chọn nội dung trong Luật giáo dục và Luật cụ thể cho từng lĩnh vực cần chú ý bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ của hệ thống giáo dục.
Liên quan đến nội dung đầu tư cho giáo dục, PGS Trần Thị Tâm Đan đề xuất, nên sửa thành “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững. Giáo dục là lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển con người cần được ưu tiên đầu tư”.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan –cho rằng, có thể và nên vận dụng một số yêu cầu của cơ chế thị trường áp dụng trong cơ chế hoạt động giáo dục, tạo động lực cho phát triển cơ sở giáo dục như: Hạch toán thu, chi; đa dạng các chương trình đào tạo, chương trình chất lượng cao hơn phải tăng đầu tư ngân sách và học phí cao hơn; mở rộng cơ sở giáo dục nghề nghiệp,…
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan: Giáo dục là lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển con người cần được ưu tiên đầu tư |
Trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước
Góp ý về nội dung các loại hình trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và cơ chế quản trị trong nhà trường cần được thể chế hóa, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học (Học viện Quản lý Giáo dục) – chia sẻ: Trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên theo các mức tự chủ.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền – phân tích, theo Nghị quyết Trung ương VI/khóa XII việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ theo Nghị định 16 của Chính phủ sẽ được thực hiện dần, đặc biệt ở những nơi có điều kiện chuyển đổi.
Dự thảo Luật mới chỉ nếu loại hình trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, tuy nhiên chưa rõ các mức độ tự chủ của nhà trường.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền: Trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập |
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở
Còn theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục hiện nay xoay quanh ba nhóm chính sách, đó là: Hệ thống giáo dục quốc dân; giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; một số quy định thể chế các chính sách của Đảng và pháp luật hiện hành.
Dự thảo lần 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện tập trung vào ba nhóm chính sách này. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Giáo dục cho thấy còn một số vấn đề quan trọng nữa cũng cần được xem xét trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.
Góp ý riêng về quản lý Nhà nước đối với giáo dục, trong đó có hệ thống giáo dục quốc dân; TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – đề xuất: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”. Quy định này nhằm thể chế hóa chủ trương xây dựng hệ thống giáo dục mở đã được đưa thành quan diểm chỉ đạo trong NQ29.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở |
“Có điều thế nào là hệ thống giáo dục mở. Hiện nay, mỗi người chúng ta đều có cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Vì vậy cần phải được định nghĩa hướng tới sự đồng thuận.
Theo tôi nên hiểu theo cách hiểu của thế giới, theo đó giáo dục mở (open education) là giáo dục trong đó các rào cản trên con đường đến với giáo dục được gỡ bỏ. Vấn đề là định nghĩa này được đưa vào ngay trong Luật hay để quy định trong NĐ hướng dẫn thi hành Luật.
Theo tôi nên để trong Nghị định vì nó còn liên quan đến một nội dung nữa cần bổ sung vào hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là khung trình độ quốc gia” – TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm.
Đồng chí Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội kết luận hội nghi |
Kết luận Hội nghị đồng chí Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Theo đồng chí Phan Thanh Bình, Luật Giáo dục là luật chung mang tính chất nền tảng, là khung quan trọng cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Do đó, rất cần những ý kiến đóng góp ý kiến tâm huyết của các thầy, cô và các chuyên gia giáo dục về Dự thảo Luật này.
Đồng chí Phan Thanh Bình cũng gợi ý: các hội, các tổ chức có thể tổ chức các cuộc họp, hội thảo để đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ