Chiến lược mới cho phát triển dạy – học tiếng Anh trong thế kỷ 21

GD&TĐ – Bước vào thế kỷ mới người ta thường cho rằng một lớp học vẫn giữ cách tổ chức của nó như hàng nghìn năm nay. Vậy thì tại sao phương pháp lại thay đổi trong khi lớp học vẫn thế?

 

Bước vào thế kỷ mới người ta thường cho rằng một lớp học vẫn giữ cách tổ chức của nó như hàng nghìn năm nay. Vậy thì tại sao phương pháp lại thay đổi trong khi lớp học vẫn thế?

10 xu hướng phát triển phương pháp dạy tiếng trong thế kỷ mới

Điều đầu tiên chúng ta cần bàn đến là sự thay đổi trong tương lai không có nghĩa là sự xóa bỏ phương pháp cũ để thay thế bằng một phương pháp mới tiến bộ hơn, vì sự thay đổi một phương pháp như Grammar-Translation, the Direct Method, Audio-Lingualism hoặc CLT đòi hỏi sự ra đời cả một hệ tư tưởng, với những quan điểm mới.

Mặt khác, trong những môi trường luôn luôn thay đổi, với những cải tiến kỹ thuật, sự ra đời của một công nghệ mới liên quan đến dạy và học, đặc biệt trong một môi trường có sự biến đổi lớn từ một nền kinh tế hậu công nghiệp (post-industrial economy) sang một nền kinh tế tri thức (knowledge economy), một phương pháp đang thịnh hành thường xuyên được nhìn lại và từ đó những tư tưởng mới, những quan niệm mới ra đời nhằm cải tiến, phát triển và mở rộng tầm nhìn của nó.

Thế kỷ thứ 20 được mệnh danh là Thời đại của Phương pháp (Age of Methods) (Richards, J.C. & Rodgers, T.S., 1986). Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, một số nhà nghiên cứu trong giới giáo học pháp dạy tiếng cho rằng chúng ta đã bước vào thời kỳ tư duy hậu phương pháp (post-method thinking), với đầy những thách thức và đổi thay (T. Woodward, 1996)

Bước vào thập kỷ 2000, chúng ta đã có thể nhận biết rất rõ những đổi thay và thách thức này. Dựa trên những thành tựu của thế kỷ 20, dựa trên những ý tưởng của các nhà phân tích giáo học pháp cùng với những ý tưởng riêng của mình, Ted Rodgers (2003) đã đưa ra 10 hình ảnh thay đổi trong tương lai để phát triển mà ông gọi là 10 scenarios.

1. Teacher/Learner Collaboration. Sử dụng kỹ thuật khớp ghép (match-making) để liên kết người học và người thày có phong cách học tương đồng.

2. Method Synergistics. Tìm một số yếu tố trong các phương pháp khác nhau có thể lai ghép với nhau (cross-breeding elements) để tạo ra những bài luyện hỗ trợ việc học tiếng có hiệu quả.

3. Curriculum Developmentalism. Coi phương pháp là một thành tố lồng ghép (integrated component) trong của một khung thiết kế quy trình dạy học (Instructional design).

4. Content-Basics. Chấp nhận việc học là một sản phẩm phụ (by-product) của quy trình dạy nghĩa và quy trình tiếp thu nội dung cụ thể của một chủ điểm (specific topical content).

5. Multi-intelligencia. Dựa trên quan điểm thông minh đa chiều (multi-intelligences) của Howard Gardener (Havard) để xây dựng những chương trình học cho các đối tượng khác nhau.

6. Total Functional Response. Tái cấu trúc quan niệm và chức năng (notional/functional ideas) thông qua một số biến đổi (twists) tác động đến con người (systemic twists)

7. Strategopedia. Dạy người học chiến lược học tập cần thiết để học tự học.

8. Lexical Phraseology. Sắp xếp lại bản chất và tầm quan trọng của quy trình học ngôn ngữ nhằm đặt tiêu điểm vào nhóm từ cố định (set phrases) và sự kết hợp từ (collocations).

9. O-zone Whole Language. Phối hợp tất cả các bình diện học tiếng như văn học (literature), lich sử ngôn ngữ (language history), phân tích ngôn ngữ học (linguistic analysis), v.v. để hỗ trợ quy trình dạy-học tiếng.

10. Full-frontal Communicativity. Huy động mọi năng lực giao tiếp của con người (human communicative capacities) như khả năng diễn đạt (expression), khả năng sử dụng cử chỉ (gesture), giọng nói (tone), v.v. để hỗ trợ cho quy trình học ngôn ngữ thứ hai.

Như vậy, Ted Rogers đã đưa ra 10 xu hướng phát triển về phương pháp dạy tiếng trong thế kỷ mới. Đó là:

1. Sự ăn khớp giữa người học và người dạy (student-teacher matching)

2. Sự kếp hợp giữa các phương pháp phổ biến (combination of popular methods)

3. Ý tưởng mới về sự phát triển chương trình (the re-imagining of curricular development)

4. Tăng cường xu hướng dạy trên cơ sở nội dung (a more basic content-based teaching approach)

5. Sử dụng mô hình thông minh đa chiều (use of the multiple intelligences model)

6. Quay trở lại với quan điểm chức năng và phong cách học tập (a return to function and genre)

7. Hướng dẫn người học chiến lược học tiếng (learner strategy training)

8. Những đơn vị từ vựng đúc sẵn ( lexical chunks: a phrase which can be leant as a unit)

9. Mở rộng định nghĩa về ngôn ngữ (the expansion of definitions of language)

10. Chấp nhận một khái niệm đầy đủ hơn về giao tiếp (adoption of a fuller understanding of communication)

Những xu hướng mới này đã tạo ra một mảnh đất phì nhiêu cho công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ máy tính, phát triển mạnh mẽ, nhưng nó không có tính bùng nổ, mà chỉ bổ sung, thay thế, phối hợp, cải tiến qua thực tiễn giảng dạy của hàng thế kỷ.

Toàn cảnh sự biến đổi về phương pháp dạy học tiếng Anh

Đến đây chúng ta có thể tổng kết và so sánh những đặc thù của hai thế hệ phương pháp: Thời đại của phương pháp (The Age of Methods) thuộc thiên niên kỷ thứ hai và TEFL/TESL trong thiên niên kỷ thứ ba trên cơ sở 10 scenarios của Ted Rodgers. Bảng tổng kết này sẽ cho chúng ta thấy toàn cảnh sự biến đổi về phương pháp trong khung cảnh của sự biến đổi toàn diện về xã hội, chính trị, công nghệ, môi trường và văn hóa.

Scenario 1: Teacher/Learner collaboration

The second millennium The third millennium
Từng phương pháp cụ thể xác định vai trò của người thày (teacher role) và người học (learner role), ví dụ

 

1. Sự phối hợp các nét tương đồng về vai trò của thày và trò, về phong cách dạy và học (teaching and learning style)

 

2. Người thày phải tìm kiếm được phương pháp “phù hợp” (good- fit) sử dụng và điều chỉnh cho tình huống dạy-học của mình.

Method Learner role Teacher role
SLT Imitator (người bắt chước)

Memorizer (người ghi nhớ ngữ liệu)

Context setter ((người xây dựng tình huống)

Error corrector

(người sửa lỗi)

AL Pattern practiser (người luyện mẫu câu)

Accuracy enthusiasts (người có nhiệt huyết tìm kiếm độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ)

Language modeler (người làm mẫu về sử dụng ngôn ngữ)

Drill leader (người dẫn dắt các bài luyện)

CLT Improvisor (người

ứng biến)

Negotiator (người tìm kiếm cách giải quyết bế tắc trong giao tiếp)

Needs analyst (người phân tích nhu cầu)

Task designer (người thiết kế bài luyện)

TPR Order taker (người nhận lệnh)

Performer (người thực hiện)

Commander (người ra lệnh)

Action monitor

(người giám sát hoạt động)

NA Guesser (người phán đoán)

Immerser (người tham gia hoạt động)

Actor (người diễn)

Props user (người hỗ trợ học sinh trong khi luyện)

 

Từ viết tắt:

SLT: Situational Language Teaching (Phương pháp tình huống)

AL: Audio-lingualism (Phương pháp nghe-nói)

CLT: Communicative Language Teaching (Phương pháp giao tiếp)

TPR: Total Physical Response (Phương pháp phản ứng bằng động tác cơ thể)

NA: Natural Approach (Phương pháp tự nhiên)

Scenario 2: Method synergistics

The second millennium The third millennium
Phát huy tính ưu việt của từng phương pháp. Không khuyến khích phối hợp các phương pháp khác nhau. Kết hợp những nét tương đồng (cross-breeding elements) của nhiều phương pháp để phát huy được tối da quy trình dạy-học. Chủ chương xây dựng những bài tập, kỹ thuật lai tạo (hybrid activities)

 

Scenario 3: Curriculum developmentalism

Thiết kế một quy trình học bao gồm bốn mối quan tâm (considerations): Kiến thức (Knowledge), Giảng dạy (Instruction), Người học (Learner) và Quản lý (Administration).

Knowledge considerations  bao gồm những quan điểm về đầu vào/đầu ra: ngôn ngữ là gì.

Instructional considerations  bao gồm phương pháp, tư liệu, công nghệ và môi  trường học tập.

Learner considerations  bao gồm các yếu tố về tuổi, trình độ ngôn ngữ (proficiency level) và những giai đoạn phát triển của người học (developmental stages), cùng với kinh nghiệm có được từ quy trình học ngôn ngữ trước đó (prior learning experiences), phong cách học tập (learning styles), môi trường (environment) và khả năng làm việc nhóm (groupings).

Administrational considerations bao gồm sự chọn lựa mô hình dạy (instructional model), phạm vi (scale), tốc độ (pace) và phong cách truyền đạt (style of  delivery).

The second millennium The third millennium
Phase-1 (Wilkins period, 1976)) CLT tập trung vào Knowledge

considerations (notions and

functions).

Phase-2 (Munby period, 1979) CLT tập trung vào Learner

considerations (learner needs specification)

 

Phase-3 (Prabhu period, 1987) CLT tập trung vào Instructional considerations (task-based instruction)

 

Một chương trình đào tạo thành công phải phối hợp được cả bốn thành tố trên.

Scenario 4: Content-basics

The second millennium The third millennium
Quan điểm content-based instruction (dạy dựa trên nội dung).

 

Không dạy về ngôn ngữ, dạy ngôn ngữ (Don’t teach about the language, teach language).

 

Khái niệm về nội dung chủ yếu là nội dung của ngôn ngữ giao tiếp, không quan tâm đến nội dung thuộc các bình diện khác trong ngôn ngữ.

Quan điểm content-basics coi quy trình học tiếng là một sản phẩm phụ (by-product) của quy trình nắm bắt nghĩa (focus on meaning) nhằm tiếp thu được nội dung cụ thể của một chủ đề (specific topical content). Bắt đầu dấy lên mối quan tâm đến văn học (literature) và “công nghệ cơ bản liên quan đến con người (basic human technology) như những nguồn của nội dung phục vụ cho quy trình dạy tiếng.

 Scenario 5: Multi-intelligencia

The second millennium The third millennium
Không tạo ra được mối quan hệ giữa quy trình học tiếng với tám loại thông minh nhằm phát huy được năng lực của từng cá thể trong học tiếng. Xác định giá trị của những mô hình thông minh trong học tiếng, nhờ đó phát triển được những công cụ vừa nhạy bén vừa thực tế để đánh giá phong cách học cá nhân của người học, nhờ đó nhận biết được những phương thức thực tế nhằm đưa được những trải nghiệm học tiếng có hiệu quả vào lớp học.

 Scenario 6: Total functional response

The second millennium The third millennium
Xây dựng quy trình học trên cơ sở tập trung vào khái niệm và chức năng (notional and functional foci). Jacobson cho rằng có sáu yếu tố trong hoạt động giao tiếp, và trong mỗi yếu tố đều có một chức năng. Trở lại với mối quan tâm về chức năng trong dạy-học tiếng, mối quan hệ giữa chức năng ngôn ngữ (language functions) và thể loại bài khóa (text genres). Người ta cho rằng nếu người học biết được thể loại của bài nghe hoặc bài đọc thì sẽ có khả năng phán đoán được sự diễn biến của bài (text sequence) và nội dung của bài (text content) một cách dễ dàng hơn.

 Scenario 7: Strategopedia

The second millennium The third millennium
Sự ra đời của quan điểm ngôn ngữ trung gian (interlanguage: IL) cũng như chiến lược giao tiếp của người học (Learner Strategies of Communication) của L. Selinker (1972) và S. P. Corder, 1981)

 

Trang bị cho người học chiến lược học thích hợp (appropriate learning strategies), gọi là đào tạo người học (learner training), tức là dạy người học cách học nhằm giúp họ thực hiện các bước học một cách có hiệu quả.

 Scenario 8: Lexical phraseology

The second millennium The third millennium
Lexical phraseology dựa trên quan điểm của Chomsky: người sử dụng ngôn ngữ có khả năng sáng tạo và diễn giải những câu nói mình chưa bao giờ sản sinh hoặc nghe thấy trước đó (create and interpret sentences that they have never produced or heard previously)

 

 

 

Quan điểm lexical phraseology và lexical collocations cho rằng chỉ có một lượng rất nhỏ câu nói được sáng tạo mà thôi, phần lớn vẫn là những đơn vị đúc sẵn (ready-made units). Do vậy việc dạy tiếng phải tập trung vào những mẫu này và cách chúng được ghép lại với nhau và sự biến đổi cần có để thích hợp với tình huống chúng xuất hiện. Riêng về lexical collocations, nên tập trung vào những hiện tượng kết hợp từ không có trong tiếng mẹ đẻ của người học.

 Scenario 9: 0-zone whole language

The second millennium The third millennium
Quan điểm dạy tiếng chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ giao tiếp, trong đó quan tâm đến nội dung ngôn ngữ chính xác (authentic language) Quan điểm whole language cho rằng quy trình dạy tiếng phải coi ngôn ngữ ở góc độ đầy đủ hơn, nghĩa là cần phối hợp với văn học (literary study), nội dung ngôn ngữ chính xác (authentic content), và sự phối hợp của người học (learner collaboration)

 Scenario 10: Full-frontal communicativity

The second millennium The third millennium
Dạy tiếng chủ yếu tập trung vào thành tố ngôn ngữ học của quy trình giao tiếp (linguistic component of human intercourse).

 

 

 

Một số quan điểm cần quan tâm

1. Ngôn ngữ chỉ chiếm 1% thông tin trong lời nói của con người (John Lotz)

2. 93% thông điệp được truyền đi bởi giọng nói và sắc mặt (facial expression), chỉ có 7% là do lời nói. (Mehrabian and Ferris, 1967)

3. Người Mỹ chỉ nói khoảng 10-11 phút một ngày, 65% nghĩa của giao tiếp xã hội hàng ngày giữa hai người là do các yếu tố không thành lời mang lại (nonverbal cues) (Birdwhistle, 1974)

 

Khai thác giữa ngôn ngữ và một số bình diện giao tiếp khác nhằm đưa ra những kỹ thuật dạy (teaching techniques) có hiệu quả.

Mười scenarios của Ted Rodgers có thể quy chiếu vào phương pháp xây dựng các loại hình bài tập. Nhìn chung, xu hướng phổ biến của thế kỷ 20 là tách nhỏ mục đích luyện kỹ năng, xây dựng bài tập theo cách khuôn nó lại thành một đơn vị hoàn chỉnh. Bước sang thế kỷ 21 người ta nghiêng về sự phối hợp các kỹ năng mà thuật ngữ mới gọi là loại bài tập lai tạo (a hybrid activity).

Những loại hình bài tập này được xây dựng dưới quan điểm ” sản sinh và tiếp thu là hai mặt của một đồng xu, ta không thể tách đồng xu thành hai … (production and reception are quite simply two sides of the same coin; one cannot split the coin into two” (Brown, 2001, 234).

Nguyễn Quốc Hùng, MA
(Báo giáo dục thời đại)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *